Ngày 30/6/2021, do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vượt quá vốn điều lệ thực góp (âm 17.808 tỷ đồng), cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đã bị giao dịch hạn chế từ phiên chiều ngày 3/11 bởi HOSE – Sở giao dịch Chứng Khoán thành phố Hồ Chí Minh. Sau thông tin trên, cổ phiếu HVN của hãng dịch vụ này đã tăng nhẹ 1% lên mức 24.350 đồng trên một cổ phiếu. Và mới đây, ngày 5/11, HOSE đã cho phép Vietnam Airlines giao dịch cổ phiếu HVN toàn thời gian trở lại, nhưng dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát. Tuy nhiên sau sự việc này, nhiều nhà đầu tư vẫn đặt ra nhiều nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này một cách chi tiết hơn nhé!
Mục Lục
Cổ phiếu Vietnam Airlines được HOSE cho phép giao dịch trở lại từ ngày 5/11
Cổ phiếu Vietnam Airlines (HOSE: HVN) bất ngờ; được phép giao dịch toàn thời gian trở lại trong ngày hôm nay (05/11); sau khi chỉ mới bị đưa vào diện kiểm soát và giao dịch phiên chiều trong 2 phiên vừa qua.
Mới đây, Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã cho phép cổ phiếu HVN giao dịch toàn thời gian trở lại từ ngày 05/11, nhưng dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát.
Trước đó, cổ phiếu này đã trải qua hai 2 ngày giao dịch bị hạn chế về thời gian giao dịch, tức là chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận theo quyết định của Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/6/2021 là âm 17.808 tỷ đồng vượt quá vốn điều lệ thực góp. Về phía Vietnam Airlines cũng đang xin gia hạn thời gian; công bố thông tin báo cáo tài chính quý 3.
Sau thông tin trên, cổ phiếu HVN đang tăng nhẹ 1% lên mức 24,350 đồng/cp (tính tới lúc 10h).
Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế vượt quá vốn điều lệ thực góp của Vietnam Airlines
Theo lý giải của Vietnam Airlines, từ đầu tháng 10, thực hiện thông báo số 263/TB-VPCP ngày 8/10/2021; và Công điện số 1322/CĐ-TTg ngày 10/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; các chuyến bay của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được phép thí điểm khai thác trở lại.
Tuy nhiên, do thị trường chưa hồi phục nên Tổng công ty Hàng không Việt Nam; mới chỉ bố trí 50% nhân viên khối văn phòng làm việc online; một phần nhân sự tại các cơ quan, đơn vị vẫn phải cách ly; hoặc nằm trong khu vực phong tỏa.
Do đó, quá trình luân chuyển chứng từ, đối chiếu số liệu, báo cáo giữa các cơ quan, đơn vị bị chậm trễ, dẫn đến quá trình tổng hợp, xử lý số liệu và lập báo cáo tài chính công ty mẹ và hợp nhất quý 3 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải cần thêm thời gian để hoàn tất.
Ngày 30/11 tới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP dự kiến; tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường tại Hà Nội; tuy nhiên, nội dung và hình thức tổ chức cuộc họp chưa được thông tin.
Tình hình hoạt động của Vietnam Airlines trong 6 tháng đầu năm
Trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng 8,458 tỷ đồng; đồng thời lỗ lũy kế tính tới cuối tháng 6 là 17,808 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ thực góp. Do đó, hãng hàng không quốc gia bị chuyển vào diện kiểm soát.
Trước đó, đơn vị kiểm toán Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đặt nghi vấn về khả năng hoạt động; liên tục của Vietnam Airlines trong báo cáo soát xét bán niên. Ngoài tình trạng âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines tại ngày 30/06 đã vượt quá tài sản ngắn hạn tới 34,664 tỷ đồng, các khoản phải trả quá hạn lên tới 14,805 tỷ và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục âm 724 tỷ.
Theo Deloitte, khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ Việt Nam và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho các nhà cung cấp và cho thuê cũng như diễn biến của dịch virus.