Ở những quốc gia thường xuyên phải đối mặt với thiên tai, bảo hiểm là lựa chọn của đông đảo người dân. Nhiều người đăng ký các loại bảo hiểm tài sản, tính mạng,… từ sớm để giảm thiếu sự tổn thất sau thiên tai. Đau đầu nhất phải kể đến là các công ty bảo hiểm. Sau mỗi trận thiên tai thì các công ty bảo hiểm thiệt hại rất nhiều tiền để chi trả cho các yêu cầu của người đăng ký bảo hiểm. Với những trận thiên tai lớn, tổng số tiền thiệt hại lên đến hàng chục tỷ USD. Hãy cùng chúng tôi khám phá những trận thiên tai khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại nặng nề nhất từ trước đến nay.
Mục Lục
Trận động đất ở San Fernando, Mỹ
Các công ty bảo hiểm phải chi trả hàng chục tỷ USD cho các trận động đất, sóng thần, cơn bão… diễn ra tại Mỹ, Nhật Bản hay Trung Quốc.
Vào ngày 17/1/1994, một trận động đất đã tấn công thung lũng San Fernando ở miền Nam California, Mỹ với cường độ 6,7 độ richter. Hơn 8.700 người bị thương và 57 người thiệt mạng. Với thiệt hại đáng kể, đây là trận động đất tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, làm hư hại hơn 40.000 công trình và tòa nhà. Tổng cộng, khoảng 20,6 tỷ USD tiền bảo hiểm đã được thanh toán. Một số công ty bảo hiểm phải ngừng cung cấp hoặc hạn chế bảo hiểm động đất trong bang California và các “điểm nóng” tại đây.
Trận động đất dưới đáy biển vào năm 2004
Trận động đất dưới đáy biển ở Ấn Độ Dương vào năm 2004 là một trong những trận sóng thần tồi tệ nhất trong lịch sử. Nó đã giết chết 227.898 người. Indonesia là quốc gia chịu tổn thất nặng nề nhất với 167.000 người chết. Gần như toàn bộ các thị trấn, thành phố bờ Tây đảo Sumatra đổ nát hoàn toàn. Tác động kinh tế của thảm họa cũng rất tàn khốc. Các quốc gia bị ảnh hưởng phải chịu thiệt hại lớn trong ngành du lịch và đánh bắt cá. Tổn thất được bảo hiểm về tài sản ước tính khoảng 1,3 tỷ USD. Tổn thất về tính mạng và sức khỏe là 250 triệu USD. Thiệt hại về du lịch là 50 triệu USD.
Các cơn bảo Katrina, Rita và Wilma diễn ra tại Mỹ vào năm 2005
Mùa bão Đại Tây Dương năm 2005 được đánh giá là tồi tệ nhất trong lịch sử. Ước tính có khoảng 3.865 người chết, gây thiệt hại lớn. Hậu quả kinh tế của các cơn bão cũng rất sâu rộng, khiến đầu cơ giá dầu thô tăng vọt và thiệt hại nặng nề cho mùa màng, thu hoạch. Các công ty bảo hiểm phải chi trả ước tính hơn 100 tỷ USD cho những thiệt hại này.
Trận động đất vào tháng 5 năm 2008 tại Trung Quốc
Ngày 12/5/2008, Trung Quốc phải hứng chịu một trận động đất 8.0 độ richter. Nó làm hơn 69.000 người thiệt mạng và 374.175 người khác bị thương. Đồng thời, phá hủy hơn 80% các tòa nhà trong vùng động đất. Trận động đất gây thiệt hại nghiêm trọng đến 20 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ có một tỷ USD được thanh toán thông qua yêu cầu bảo hiểm. Nhiều người không có kế hoạch tham gia bảo hiểm đã phải tìm đến chính phủ để được hỗ trợ.
Bão Ike càn quét nước Mỹ vào năm 2008
Vào tháng 9/2008, bão Ike đổ bộ vào nước Mỹ. Nó khiến cơ sở hạ tầng của Bắc Mỹ bị đình trệ. Đồng thời, phá hủy nền nông nghiệp, các tòa nhà chính. Ike gây ra lũ lụt trên khắp các vùng đất của Cuba, Texas và Haiti cùng với các khu vực khác. Cơn bão khiến 195 người tử vong, trong đó, 113 người Mỹ. 131.000 yêu cầu bảo hiểm được nộp chỉ trong vài ngày đầu tiên của cơn bão ở Ohio. Ước tính hơn 553 triệu USD đã được trả cho tiểu bang đó. Tại Texas, 44.000 yêu cầu bồi thường về lũ lụt và 800.000 bão gió được đệ trình với chi phí lên tới gần 12 tỷ USD.
Trận lũ tàn phá Pakistan năm 2010
Trận lũ lụt năm 2010 ở Pakistan là trận lụt tồi tệ nhất mà đất nước này phải trải qua trong nhiều năm. Hàng triệu người không có nhà cửa và việc làm, 2.000 người đã thiệt mạng. Các khoản bồi thường thiệt hại từ bảo hiểm như tài sản, tính mạng và những thứ khác được ước tính trị giá 4 tỷ USD.
Thảm họa kép ám ảnh Nhật Bản vào tháng 3 năm 2011
Vào ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh thứ tư từng được ghi nhận đã tấn công Nhật Bản. Cường độ lên đến 9.0 độ richter và gây ra sóng thần với những con sóng cao tới 40,5m. Thảm họa kép khiến 15.894 người thiệt mạng; 6.152 người bị thương và 2.562 người mất tích. Sự kiện gây chấn động này là một trong những hậu quả khó quản lý nhất. Sụp đổ hoàn toàn của các tuyến đường ven biển, cơ sở hạ tầng và 129.225 tòa nhà. Mặc dù tổng thiệt hại lên đến khoảng 210 tỷ USD nhưng chỉ có 35 tỷ USD bảo hiểm được chi trả.
Bảo Sandy càn quét nhiều nơi vào năm 2012
Mùa bão Đại Tây Dương năm 2012 chứng kiến cơn bão Sandy quét qua. Nó gây thiệt hại lên tới 75 tỷ USD với 233 người thiệt mạng. Sandy ảnh hưởng đến Bahamas, miền Đông Canada và phần lớn miền Đông của Mỹ. Hàng nghìn ngôi nhà và cơ sở hạ tầng xung quanh đã bị phá hủy. Nhiều người gửi yêu cầu bồi thường đến các nhà cung cấp bảo hiểm với tổng số tiền lên tới 36 tỷ USD.
Không giống như bất kỳ sự kiện nào khác, cơn bão Sandy đầy rẫy những khiếu nại gian lận bảo hiểm. Nguyên nhân là do hàng nghìn chủ nhà bị từ chối bảo hiểm lũ lụt dựa trên những báo cáo gian lận của kỹ sư. Một kỹ sư chỉ ra rằng ít nhất 175 cuộc kiểm tra của ông đã được các nhà quản lý của công ty kiểm tra. Mục đích nhằm giảm hoặc từ chối yêu cầu bồi thường lũ lụt. Tiết kiệm hàng triệu đồng tiền mặt cho các nhà cung cấp bảo hiểm. Luật sư của phiên tòa Texas, Steve Mostyn, đã giành được hàng trăm triệu USD nhờ thay mặt cho chủ nhà thông qua các vụ kiện tập thể nhằm chống lại các công ty bảo hiểm.
Trận lũ tại Hà Nam, Trung Quốc giữa năm 2021
Mưa bão và lũ lụt nghiêm trọng ở Trung Quốc từ tháng 7 khiến lợi nhuận của các công ty bảo hiểm tổn thất nặng nề và lộ rõ nhiều yếu kém.Theo báo cáo của S&P Global Ratings, tính đến ngày 3/8, lũ lụt ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) dẫn đến thiệt hại kỷ lục về bảo hiểm, khoảng 1,7 tỷ USD.
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã phải hứng chịu những thảm họa thiên nhiên. Ví dụ như bão, động đất và lũ lụt. Ngoài lũ lụt ở Hà Nam, hơn 80.000 người ở tỉnh Tứ Xuyên cũng đã phải sơ tán vào đầu tháng này. Nguyên nhân là do mưa lớn và lũ lụt.
Trên đây là các thông tin về những thiên tai khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại nặng nề. Qua đó, có thể thấy việc sở hữu hợp đồng bảo hiểm vô cùng có lợi cho những tình huống bất ngờ. Nó giúp chúng ta giảm thiểu tổn thất sau khi gặp khó khăn. Bạn nghĩ sao về các trận thiên tai này? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé!