Sau khi Facebook đổi tên, nhiều ông lớn trong các lĩnh vực khác nhau đã tỏ ra rất quan tâm đến xu hướng metaverse. Trong khoảng thời gian vừa qua, cộng đồng công nghệ chứng kiến một sự kiện quan trọng Facebook chính thức đổi tên công ty thành Meta, hướng đến mục tiêu tạo ra một thế giới thực tế ảo (Metaverse) thay vì chỉ tập trung vào một công ty truyền thông xã hội.
Trong sự kiện trực tuyến, Facebook đã trình chiếu một loạt video khái niệm nêu bật tầm nhìn của Metaverse, chẳng hạn như gửi ảnh ba chiều đến buổi hòa nhạc với bạn bè, ngồi tại bàn hội nghị ảo với đồng nghiệp từ xa hoặc chơi trò chơi nhập vai với bạn bè. Mới đây, công ty cho biết sẽ thuê 10.000 người ở châu Âu để phát triển tính năng này. Cùng lúc đó, Microsoft công bố tích hợp chức năng ảnh đại diện avatar 3D vào Microsoft Teams, và Nike đang có động thái bán giày trên thế giới ảo.
Mục Lục
Microsoft, Nike tham gia cuộc đua vũ trụ ảo Metaverse
Microsoft tuyên bố tích hợp tính năng avatar 3D vào Microsoft Teams. Trong khi Nike có những động thái chuẩn bị bán giày trong vũ trụ ảo.
Microsoft cho biết sẽ tích hợp Mesh, nền tảng làm việc trong không gian ảo vào ứng dụng họp trực tuyến Microsoft Teams trong năm 2022. Động thái này diễn ra sau khi Facebook đổi tên công ty thành Meta; chuyển hướng phát triển sang vũ trụ ảo (metaverse) cho người dùng cá nhân lẫn doanh nghiệp.
Trong tương lai gần, người dùng Microsoft Teams có thể tạo avatar 3D để tham gia cuộc họp mà không cần bật webcam, khẩu hình miệng của avatar di chuyển dựa trên giọng nói. Theo Engadget, Microsoft còn có kế hoạch tạo ra “hình nhân đại diện” của mỗi người bằng công nghệ theo dõi khuôn mặt và chuyển động.
Ngoài hình đại diện, Mesh for Teams cũng bổ sung một số không gian ảo như phòng họp, văn phòng hay khu ăn uống để mọi người gặp gỡ, tương tác với nhau tương tự ngoài đời thực. Microsoft cho biết trong tương lai, các công ty có thể tự thiết kế không gian ảo để mô phỏng văn phòng ngoài đời.
Tích hợp nền tảng làm việc ảo Mesh vào Microsoft Teams
Tích hợp nền tảng làm việc ảo Mesh vào Microsoft Teams là một phần trong nỗ lực ứng dụng công nghệ thực tế hỗn hợp HoloLens với những tác vụ như gặp gỡ, họp mặt online trong không gian ảo. Các công ty còn có thể sử dụng Mesh để tạo ra những môi trường 3D phức tạp; cho phép nhân viên truy cập trên nhiều thiết bị khác nhau.
“Chúng tôi cảm thấy mệt mỏi khi họp trong thế giới ảo. Rất khó để duy trì tập trung sau 30-40 phút”, Nicole Herskowitz, Giám đốc Microsoft Teams chia sẻ. Trước đó, động thái đầu tiên của Microsoft; nhằm tăng sự tương tác khi họp online là bổ sung Together Mode vào Teams; cho phép tạo phông nền mô phỏng lớp học hoặc văn phòng.
Ngoài các hãng công nghệ như Microsoft hay Meta, CNBC đưa tin Nike đã nộp hồ sơ đăng ký một số nhãn hiệu mới, gợi ý về kế hoạch bán giày, quần áo trong vũ trụ ảo.
Thế giới ảo có thể trở thành nguồn doanh thu cho Nike
Hồ sơ được nộp lên Văn phòng Bằng sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ (USPTO) vào ngày 27/10 dành cho nhãn hiệu “Nike” và khẩu hiệu “Just Do It”. 2 ngày sau, Nike nộp hồ sơ cho 2 logo “Air Jordan” và “Jumpman”. Tổng cộng 7 hồ sơ đã được nộp lên USPTO.
“Thế giới ảo có thể trở thành nguồn doanh thu cho Nike… Họ nộp hồ sơ đăng ký các nhãn hiệu chính; gợi ý việc sắp bán một số quần áo, mũ, giày dép trên Internet và thế giới ảo”. Josh Gerben, luật sư nhãn hiệu cho biết. Một số nguồn tin trong ngành cũng tiết lộ không gian ảo; là lĩnh vực ưu tiên của Nike trong tương lai.
Ngoài hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Nike cũng tuyển nhân sự trong lĩnh vực này. Trên website việc làm của Nike. Công ty đang tuyển dụng “nhà thiết kế vật liệu ảo cho giày dép”; và một số vị trí thiết kế thuộc đội ngũ sáng tạo sản phẩm kỹ thuật số.
Theo Gerben, việc đăng ký bảo vệ nhãn hiệu có thể giúp Nike; tránh việc thương hiệu bị sử dụng trái phép trong vũ trụ ảo; làm tăng giá trị cho nhãn hiệu bởi đây cũng là dạng tài sản. Trước đó, Nike từng gia nhập “thế giới ảo” khi hợp tác với tựa game Fortnite; một số nhân vật trong game mang giày của Nike.
Đọc thêm các bài viết khác trên urbayer.com