Chữ ký số là một trong những loạt công nghệ có thể mang đến sự tiện lợi. Việc sử dụng chữ ký số sẽ cho phép ký kết hợp đồng trực tuyến. Điều này là cực kỳ cần thiết trong thời buổi dịch bệnh hiện nay. Ngoài ra, đây cũng chính là công cụ hữu ích để áp dụng cho việc số hóa. Một trong những doanh nghiệp đang tiên phong trong lĩnh vực này chính là VNPT. Vậy chữ ký số là gì? Tiến độ triển khai chữ ký số của VNPT là bao nhiêu? Hãy cùng urbayer tìm hiểu qua bài viết được tổng hợp sau đây.
Mục Lục
Chữ ký số được triển khai tại VNPT
Bên cạnh hình thức ký số truyền thống sử dụng USB token, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ cung cấp dịch vụ ký số từ xa tới khách hàng cả nước. Việc triển khai ký số từ xa mở ra cơ hội ứng dụng chữ ký số trong nhiều hoạt động giao dịch thương mại điện tử và kinh tế số. Đặc biệt với người dùng cá nhân. VNPT đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng để chuẩn bị triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa trong tháng 11-2021.
Mô hình ký số từ xa là phương thức ký số đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. So với loại hình ký số trước đây bị phụ thuộc vào các thiết bị vật lý như USB token; ký số từ xa có sự linh hoạt hơn khi có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị. Bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng. Đồng thời có tốc độ ký nhanh hơn, nhiều hơn mà vẫn bảo đảm an toàn; bảo mật trong thời đại số hóa và thương mại điện tử hiện nay.
Chia sẻ về quá trình số hóa chữ ký
Chia sẻ của các quan chức về chữ ký điện tử
Chia sẻ tại hội thảo “Chữ ký số – Công dân số – Chìa khóa thành công” do VNPT tổ chức đầu tháng 10 vừa qua, thể hiện sự tin tưởng với những tiềm năng mà chữ ký số và ký số từ xa có thể mang lại cho nền kinh tế, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Đặng Hoàng Hải cho rằng, công nghệ ký số từ xa với tính an toàn, bảo mật cao và tiện lợi sẽ góp phần tạo ra một môi trường lý tưởng cho các hoạt động thương mại, logistics, đặc biệt là thương mại điện tử. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời gian tới.
Với VNPT, việc được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa cuối tháng 10-2021 là bước ngoặt quan trọng. Nó không chỉ giúp VNPT đủ điều kiện để triển khai dịch vụ này tới khách hàng; mà còn góp phần hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ số. Để được nhận giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa (VNPT SmartCA), Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT Ngô Diên Hy cho biết, VNPT đã chuẩn bị đầy đủ về mặt hạ tầng, kỹ thuật để triển khai trên toàn quốc. Dự kiến sẽ cung cấp dịch vụ ngay trong tháng 11 này.
Chia sẻ của đại diện VNPT
Chia sẻ cụ thể hơn về triển khai dịch vụ chữ ký số từ xa, đại diện Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT VinaPhone (thuộc VNPT) phân tích. Giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA tạo thuận lợi nhất cho người dùng. Do không phụ thuộc vào nhà mạng, không phụ thuộc vào thiết bị. Thêm vào đó dễ dàng tích hợp với các ứng dụng ký số. Vì vậy nên người dùng có thể sử dụng để ký các giao dịch từ Cổng dịch vụ công; hợp đồng điện tử; các tờ khai thuế, hải quan…
Sự cần thiết của chữ ký số
Trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 bùng phát, để tiếp tục duy trì hoạt động trong điều kiện “bình thường mới”, cần thiết phải ứng dụng mô hình ký số từ xa trong các hoạt động kinh tế – xã hội. Giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách về không gian, giúp cho các giao dịch của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được thuận lợi mà vẫn bảo đảm hiệu quả, an toàn.
Kể cả sau khi đại dịch được khống chế, loại hình ký số từ xa vẫn không thể thiếu trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, hành chính khi mà tốc độ số hóa toàn cầu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch diễn ra từng giây, từng phút. Về tốc độ ký, giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA cũng thể hiện sự ưu việt hơn khi cho phép khách hàng có thể ký hàng loạt với tốc độ cao, đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các giao dịch thương mại điện tử như hải quan, thuế, kho bạc, tài chính…
Với những ưu thế kể trên, VNPT kỳ vọng, giải pháp ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ là một “át chủ bài”, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái số của tập đoàn cùng với các dịch vụ như hợp đồng điện tử (VNPT eContract), nền tảng quản trị doanh nghiệp SME toàn diện (VNPT oneBusiness), hóa đơn điện tử (VNPT Invoice)…
Tổng kết
Trên đây là những thông tin mới nhất về tiến trình triển khai chữ ký số của VNPT. Đây hứa hẹn là một bước đột phá trong chuyển đổi số tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về các công nghệ khác, hãy tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi nhé!