Mấy năm gần đây, tuy ngành nông sản Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể nhưng vẫn đang còn nhiều hạn chế. Đến hiện tại, nông sản Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ thương hiệu nào thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, trong buổi ký kết giữa Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, hai Bộ đã quyết tâm thực hiện những mục tiêu giúp thị trường nông sản Việt Nam phát triển. Họ cho rằng nền nông nghiệp nước ta cần được công nghệ hóa và hiện đại hóa. Ngoài ra, trong buổi đấy, hai Bộ còn có thể tháo gỡ “nút thắt” trước đó và họ cùng hợp tác để đạt được mục đích của mình.
Mục Lục
Mục tiêu của thị trường nông sản Việt Nam
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp
Tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã thống nhất ký kết “Chương trình phối hợp về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Chương trình góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp Việt Nam. Nó khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế”.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh. Công Thương và Nông nghiệp & Phát triển nông thôn là hai Ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Hai Bộ có mối quan hệ chặt chẽ và hữu cơ với nhau. Các Bộ cũng có tính phụ thuộc vào nhau rất lớn. Bộ trưởng cho biết thêm, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nông thôn và hội nhập với thế giới. Đây chính là lợi thế của đất nước. Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp nên nông nghiệp sẽ đi trước. Công Thương sẽ tiếp bước đi cùng.
Tháo gỡ “nút thắt” giữa hai Bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi. Bộ phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước. Bộ Công Thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại bao gồm lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện,…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Lãnh đạo hai Ngành sẽ tập trung chỉ đạo. Trước hết là tập trung tháo gỡ những vướng mắc, ách tắc bấy lâu nay. Đây là điều mà hai Bên chưa giải quyết được hoặc giải quyết chưa triệt để. Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu khẩn trương thể chế hóa những cam kết trong Chương trình phối hợp. Điều đấy thực hiện bằng bằng những kế hoạch. Bộ nên có hành động cụ thể để tiến tới những kết quả rõ nét hơn.
Về phía ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh. Việc ký kết hợp tác giữa hai Bộ đã giúp tháo gỡ được một “nút thắt”. Đó là một vấn đề rất lớn trong chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. “Bởi suy cho cùng, thị trường sẽ quyết định mọi thứ. Nông sản muốn đưa được đến tay người tiêu dùng ở trong và ngoài nước. Nó vẫn cần thị trường và chức năng thị trường nằm phần lớn ở Bộ Công Thương”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nêu quan điểm.
Gắn kết Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương
Bộ trưởng cho rằng: Cần phải gắn kết thông tin kịp thời giữa đầu cung do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn quản lý và đầu cầu do Bộ Công Thương quản lý. Khớp nối được những thông tin về nhu cầu và quy chuẩn của thị trường. Sau đó chúng ta sẽ chủ động trong lãnh đạo, điều hành sản xuất để thông suốt. Điều đó sẽ không làm ách tắc do mùa vụ. Quyết định hợp tác giữa hai Bộ đã giúp mở ra được một bước ngoặt. Nhất là trong việc giải quyết bài toán thị trường.
Theo Chương trình hợp tác, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Ban chỉ đạo thị trường nông sản. Nó gồm 4 Tổ công tác chuyên đề: Tổ mở cửa thị trường xuất khẩu nông sản; Tổ xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất và phát triển thị trường nông sản; Tổ phân tích, dự báo, định hướng thị trường nông sản; Tổ Truyền thông thị trường nông sản. Các tổ chủ động phối hợp đơn vị của Bộ Công Thương theo định kỳ. Bộ Công Thương cử các đầu mối phụ trách tham gia. Họ phối hợp với các Tổ công tác chuyên đề thuộc Ban Chỉ đạo thị trường nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hai Bộ, các đơn vị trực thuộc chủ động xây dựng chương trình phối hợp. Chương trình cụ thể theo tình hình, chức năng, nhiệm vụ đặc thù của các đơn vị. Đầu mối của Bộ Công Thương và Cục Chế biến và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ cùng phối hợp chặt chẽ. Nhất là đối với các đơn vị có liên quan trực thuộc hai Bộ. Họ phối hợp triển khai Chương trình này một cách hiệu quả và thực chất. Điều đó đảm bảo đạt được mục tiêu chung đã đặt ra.