Quản lý vốn là một trong những điều cơ bản mà những nhà đầu tư cần phải nắm được. Quản lý vốn nghĩa là bạn phải kiểm soát và nắm được những gì có trong tài khoản của mình. Đầu ra, đầu vào phải được nắm bắt và thống kê một cách cẩn thận. Đây cũng chính là yêu cầu đầu tiên mà bạn cần phải nắm được nếu muốn tham gia vào Trade Coin. Nếu không am hiểu về quản lý vốn, rất có khả năng bạn sẽ gặp phải việc phá sản. Vậy làm thế nào để quản lý vốn hiệu quả? Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý vốn là gì? Hãy cùng tìm hiểu với urbayer nhé!
Mục Lục
Những kiến thức cơ bản về đòn bẩy
Quản lý vốn bạn cần hiểu rõ bản chất những điều như ở 2 bài đăng trước. Chưa hiểu vào bản chất thì bạn không thể quản lý được. Xem lại bài trước đó: Xác định mức lợi nhuận khả thi, bền vững.
Nếu nói tới đòn bẩy (Leverage) hoặc Margin thì nhiều người có phản ứng ngay lập tức dạng. Một là cần phải tránh xa ngay. Hãy từ tốn, đòn bẩy là con dao: Dùng đúng việc thì cực kỳ hiệu quả, dùng sai việc chắc chắn cụt tay. Tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về sử dụng đòn bẩy tài chính. Với các giao dịch có sử dụng lệnh cắt lỗ, tôi đặc biệt khuyến nghị sử dụng đòn bẩy. Hãy xem giải thích chi tiết dưới đây:
Ta có 1 dữ liệu kế hoạch giao dịch:
- Vol: 1BTC
- Entry Price (Giá vào lệnh): 30K
- SL: 28K
- TP: 35K
Nếu không sử dụng đòn bẩy thì chẳng có gì phức tạp rồi. Dùng 30K vốn tự có mua BTC và đặt SL/TP như kế hoạch.
Hiệu quả của đòn bẩy tài chính
Sau khi xác định mức stop loss là ở 28K, giá vào lệnh là 30K thì bạn sẽ lỗ 2K trong tình huống thị trường đi sai dự đoán. Và 2K là số vốn bạn cần cho giao dịch này.
Cụ thể hơn, với dữ liệu giao dịch trên, bạn dùng 2K và đòn bẩy x15 thì sẽ có một lệnh giống y hệt người sử dụng số vốn 30K để mua. Khi giá lên 35K, cả 2 cùng lời 5K và giá xuống 28K, cả 2 cùng lỗ 2K, còn lại 28K. Ở trường hợp ko dùng đòn bẩy, số tiền bạn phải để trên sàn cao hơn (dù nó là tiền chết).
Do đó với các lệnh giao dịch có đặt stop loss, hãy dùng đòn bẩy. Tại sao khi lỗ 2K bạn xác định sẽ dừng lỗ nhưng lại cần tới 5 6K hay thậm chí 30K? Bạn muốn gồng lệnh thêm sao? Kế hoạch SL là đặt ra cho vui phải không?
Hướng dẫn bắt đầu giao dịch
Bước 1: Xác định mức SL tối đa cho mỗi giao dịch dựa trên số vốn gốc và mục tiêu lợi nhuận (Ví dụ $500/30K vốn gốc)
Bước 2: Lên kế hoạch giao dịch (Entry Price, SL, TP) dựa vào PTKT hay thậm chí đơn giản là hóng kèo.
Bước 3: Kết hợp 1 & 2 để tính ra Volume cần vào lệnh sau đó vào lệnh theo thông số của bước 2.
Với những Trader mới, bạn có thể sử dụng Isolated mode hoặc chỉ chuyển vào tài khoản đúng số tiền định SL. Khi bạn bị cháy tài khoản, không có gì to tát vì đây đơn giản chỉ là SL kích hoạt. Con số lỗ này là định mức bạn đã kiểm soát từ trước khi lên kế hoạch giao dịch.
Phần lớn những người sử dụng đòn bẩy không phải để thành công cụ tối ưu hóa vốn, mà lại sử dụng nó như một công cụ làm giàu nhanh. Tức là vẫn kế hoạch giao dịch phía trên, người có vốn 30K không dùng đòn bẩy thì mua 1 BTC, người dùng đòn bẩy thì mua 2 – 3 hay 4, 5. Lúc đó khối lượng giao dịch của 2 người khác hoàn toàn nhau, nên kết quả dĩ nhiên là khác.
Nhớ thật kỹ, Khối lượng là mấu chốt vấn đề. Nếu cùng khối lượng, hãy sử dụng đòn bẩy.
Với đòn bẩy, bạn sẽ hạn chế được rủi ro đi rất nhiều khi sử dụng đúng. Tổng số vốn gốc của bạn là 20K. Mục tiêu của bạn là 10% mỗi tháng, vậy sử dụng vốn ra sao?
Cách sử dụng vốn hợp lý
Bạn cần tách tiếp thành 2 phần:
Tỉ lệ % của lỗ/lãi trên mỗi giao dịch
Tỉ lệ % của lỗ/lãi trên tổng số vốn gốc theo tháng
Kế hoạch của bạn là mỗi lệnh lỗ 0.3% / Lãi 0.5%, tức 60$ / 100$.
Giả sử với tình huống xấu, bạn lỗ khoảng 30 lệnh liên tiếp, vậy con số bạn cần là 1800$. Đúng vậy, chỉ để 1800$ ở trên sàn giao dịch, và 18K2 kia hãy giữ nó trong tài khoản ngân hàng. Từ con số lỗ xác định là tối đa $60 mỗi lệnh, bạn mới đi xây dựng kế hoạch giao dịch. Để đi được đến bước vào lệnh bạn sẽ lại cần có:
Entry Price, SL và TP (Được tính toán dựa theo PTKT).
Lúc này bạn đã có số lỗ tối đa là 60$, thứ bạn cần tính là Volume bao nhiêu.
Công thức cũ: Lời (Lỗ) = Volume * Biên độ. Vậy ta có Volume = Lời (lỗ) / Biên độ.
Ví dụ 1
Ví dụ bạn dùng PTKT và PT ra được đồ thị vàng như sau: Tăng từ 1800 lên 1810, dừng lỗ ở 1795. Vậy với ví dụ trên, ta áp dụng ra sao?
Volume = 60$ / (1810 – 1795) = 12.
Như vậy bạn cần vào 1 lệnh có khối lượng 12 oz, tức 0.12 lot. Như vậy bạn mở lệnh như sau:
Long 0.12 lot vàng, Entry Price 1800, SL 1795 và TP tại 1810. Sau đó thị trường sẽ làm việc còn lại là phân định xem bạn mất đi 60$ hay nhận về 120$.
Ví dụ 2
Ví dụ 2, Bạn dùng PTKT và dự tính EU (EUR/USD) tăng từ 1.1900 lên 1.1950, SL ở 1.1890. Ta áp dụng công thức như sau:
Volume = 60$ / (1.1900 – 1.1890) = 60.000.
Như vậy bạn cần vào 1 lệnh có khối lượng 60K EUR, tương đương 0.6 lot. Và thị trường sẽ làm việc còn lại là quyết định xem bạn sẽ mất 60$ hay nhận về $300.
Với Forex, chúng ta có cách tính đơn giản hơn thông qua pips và lots. Ví dụ với EU ta có: 1 lot biến động 10 pip, số tiền thay đổi 100$. Vậy phân tích của chúng ta Stop loss 20 pip thì sao?
X lot * 20 = 60$
1 lot * 10 = 100$
Từ 2 biểu thức trên, ta dễ dàng tính ra cần vào 0.3 lot.
Hãy nhớ rằng $60 là số lỗ tối đa từ đó tính ra Volume tối đa, không phải số lỗ bắt buộc. Một nhận định có xác xuất cao, bạn tự tin thì có thể sử dụng volume tối đa đó. Với các nhận định ít rõ ràng hơn, bạn có thể giảm volume xuống ½, 1/3.
Mục tiêu thu hoạch
Cần ghi nhớ rất rõ ràng: Đòn bẩy bao nhiêu không hề quan trọng, Volume bao nhiêu mới là mấu chốt. Mua 10 BTC bằng đòn bẩy hay bỏ tiền vốn gốc 100% thì số lỗ/lãi đều không khác biệt.
Tôi đặc biệt khuyến nghị sử dụng đòn bẩy để tối ưu nguồn vốn, tức dòng vốn chết có thể để tại ngân hàng, nó an toàn hơn trên sàn giao dịch.
Tôi cũng đặc biệt khuyên bạn không nên hoặc hạn chế sử dụng đòn bẩy để làm giàu nhanh. Tức là tổng nguồn vốn của bạn chỉ có 5K, bạn sử dụng đòn bẩy để có được lợi nhuận to hơn (đi kèm thua lỗ nhanh hơn). Bạn sẽ nhanh chóng trắng tay với con đường này.
Một trader không có kế hoạch quản lý vốn sẽ ra sao?
4 yếu tố trong một giao dịch là Entry, Stop loss, Take Profit và Volume sẽ quyết định số tiền lãi
Một trader mới hoặc cờ bạc thì thậm chí không cần tính toán yếu tố nào đã vào lệnh. Thấy có vẻ có thể lên là mua, chưa biết mua xong bán ở đâu, cắt lỗ ở đâu, vào lệnh bao nhiêu. Nếu bạn đang như vậy thì thật là quá tệ.
Một trader có chút kinh nghiệm có thể tính tới Entry và Take Profit nhưng chưa chắc tính toán tốt SL. Tới khi họ thành 1 trader đã vật lộn với thị trường, thì trong kế hoạch giao dịch của họ sẽ có thêm SL.
Tới khi một trader trưởng thành và sống cùng thị trường, Volume luôn là người bạn đồng hành cùng 3 yếu tốt trên.
Từ đó sẽ không còn cảnh nay ăn 20%, mai thua 30%, ngày kia thắng 40%, cuối tuần đã mất trắng. Hầu hết các trader có thể sống sót sẽ đều ngậm ngùi thừa nhận rằng tổng mức lợi nhuận cuối cùng nó sẽ dừng ở con số không hào nhoáng như họ từng đếm cua.
Trước khi thực hành được quản lý vốn, thì dù là một trader có phân tích tốt tới đâu, tài khoản nó cũng lên xuống như sóng biển, tự do và chẳng có quy tắc nào hết.
Thực tế về vấn đề quản lý vốn
Có một câu hỏi thú vị như sau: Tôi có 10K$, tôi dự kiến trade lấy 20%/tháng và rút lãi về hàng tháng chỉ để lại gốc thì sao?
Nghe có vẻ khác hoàn toàn về chiến lược đã đề cập ở trên, nhưng thực chất nó vẫn chẳng khác gì cả. Vẫn đơn giản là tổng số vốn gốc tăng dần. ROI 20%/tháng trên tổng số vốn không dễ khả thi, còn ROI 20%/10K thì sẽ có tháng cao tháng thấp, tháng 15%, tháng 10% tháng âm 5%. Sau 1 năm, hãy nhìn lại lợi nhuận thực trên tổng số vốn gốc, bạn sẽ thấy rõ hơn vấn đề.
Nó chẳng khác gì câu chuyện đòn bẩy tôi đã đề cập phía trên. Chúng ta giao dịch với số vốn gốc 20K nhưng lại chỉ để trên sàn 1K8. Với mức ROI/Số tiền để trên sàn cao, cứ yên tâm là bạn sẽ có lần phải huy động từ số vốn gốc vào. Điều đó là bình thường, bởi ROI 40%/năm cũng có thể coi là đỉnh cao (không tin hãy thử với 100K ở tuổi 25 sau đó sống thọ như Warrant Butffett, bạn phải giàu nhất nhì VN lúc đó). Thị trường sẽ vận hành để người quản lý tốt có mức ROI hợp lý, người không quản lý thì thua lỗ.
Sự ổn định và tăng trưởng chỉ có được nhờ quản lý. Đọc và hiểu được phần này, bạn có thể coi là đã đi được 5 phần trong trading, mặc dù bạn chưa hiểu bất kỳ gì về giao dịch mua và bán ra sao.
Tổng kết
Để bắt đầu giao dịch dùng PTKT hoặc hóng cũng không sao để có 3 yếu tố. Đó là Entry (Điểm vào), SL, TP. Dùng kế hoạch tài chính (Tốc độ tăng trưởng ROI theo tháng, #2 – Tài liệu trade) của mình để tính ra số lỗ tối đa của 1 giao dịch theo USD. Từ đó tính ra được Volume để vào lệnh. Lúc đó bạn có cả 4 yếu tố của 1 giao dịch: Entry, SL, TP, Volume. Sau đó thì chờ đợi kết quả từ thị trường.