Cho dù bạn là một nhà đầu tư có kinh nghiệm hay một người mới tham gia thị trường, bạn đều có thể mắc sai lầm trong đầu tư chứng khoán. Có thể nói, một trong những cách tích lũy vốn và tăng thu nhập thụ động hiệu quả chính là đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hiểu nhầm rằng đầu tư vào cổ phiếu là cách làm giàu nhanh chóng mà không cần học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm. Đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Đầu tư chứng khoán không chỉ là công việc đòi hỏi kiến thức, hiểu biết và am hiểu lĩnh vực kinh doanh mà nó còn đòi hỏi tính cách nhạy bén và thích mạo hiểm. Dưới đây là 8 lỗi mà người chơi hay mắc phải. Hãy cùng urbayer.com tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục Lục
Tâm lý muốn kiếm lời nhanh, đạt lợi nhuận hàng chục % trong 1 tháng
Rất nhiều NĐT F0 bước vào thị trường chứng khoán với mong muốn đạt lợi nhuận hàng chục % trong 1 tháng, thậm chí muốn biến kênh đầu tư chứng khoán trở thành nguồn thu nhập cố định.
Khi đặt mục tiêu lợi nhuận càng cao, đồng nghĩa NĐT phải chọn mua những cổ phiếu biến động nhiều, việc phải chịu rủi ro sẽ càng lớn hơn, trong khi chưa hề có kinh nghiệm hay kiến thức để đối mặt với những rủi ro này.
Warrant Buffet – tỷ phú giàu nhất giới đầu tư chứng khoán cũng chỉ có mức tỷ suất lợi nhuận trung bình là 22% sau 58 năm – nhưng ông đã đạt được nó bằng một cách dài hạn và bền vững. Vì vậy, khi bước vào thị trường, hãy quên đi những mục tiêu lợi nhuận ngây thơ và dành thời gian vào việc tìm hiểu thị trường, học cách thức đầu tư một cách nghiêm túc, thay vì mơ tưởng tới những con số chỉ có trong lý thuyết.
Tham mua cổ phiếu rẻ, không nghĩ đến giá trị cổ phiếu đó mang lại
Nhiều NĐT mới tham gia vào thị trường thường ngại mua cổ phiếu giá cao vì mua được ít cổ phiếu, mà chỉ tập trung vào những cổ phiếu giá rẻ vì mua được số lượng nhiều, quên mất rằng lợi nhuận dựa trên % tăng trưởng vốn chứ không phải số lượng cổ phiếu. Vì vậy, hãy luôn nhớ “Luôn chọn cổ phiếu tốt nhất chứ không phải cổ phiếu rẻ nhất”. Cổ phiếu cũng như nhiều loại hàng hoá khác, khi thị trường chung; không có biến động bất thường, mặt hàng tốt thường ít khi có giá rẻ.
Danh mục đầu tư không đa dạng, chỉ nắm giữ cổ phiếu của 1 công ty duy nhất
Nếu chỉ nắm giữ cổ phiếu của 1 công ty duy nhất, khi cổ phiếu đó lao dốc; nhà đầu tư sẽ rơi vào tình huống cực kỳ rủi ro. Vì vậy, không nên đặt tất cả trứng vào một giỏ, tránh trường hợp; rơi vào khủng hoảng khi cổ phiếu duy nhất trong danh mục giảm giá.
Tham mua cổ phiếu giảm giá
NĐT thường có xu hướng mua vào cổ phiếu khi giá đang giảm để có được giá thấp hơn, cảm giác mua “hời” hơn – đó là chiến lược trung bình giá xuống. Nếu không hiểu vì sao cổ phiếu của mình giảm giá, triển vọng tăng trưởng ra sao, việc trung bình giá xuống sẽ càng khiến NĐT chìm sâu hơn vào thua lỗ, giống như bắt dao rơi, thậm chí trắng tay, phải rời thị trường.
Sai lầm này cũng gần giống với nguyên tắc cần phải cắt lỗ đúng thời điểm. Trong đầu tư, xác suất lên xuống là 50:50 nên việc dự đoán sai xu hướng là chuyện bình thường. Chấp nhận sai – đúng vì thế là điều tất yếu trong đầu tư và việc biết cắt lỗ theo nguyên tắc rất quan trọng để giữ được vốn và tiếp tục đi đường dài trên hành trình đầu tư.
Dùng margin (vay ký quỹ) không kiểm soát
Việc sử dụng margin (vay ký quỹ) sẽ giúp gia tăng lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng; nhưng cũng sẽ gây ra rủi ro khi thị trường giảm bởi thua lỗ nhân đôi. Bản chất các sản phẩm đòn bẩy không có lỗi, lỗi nằm ở người sử dụng chúng không linh hoạt; không có kiến thức để biết những ngưỡng quan trọng trong việc sử dụng đòn bẩy. Một lần nữa, kiến thức là điều cực kỳ cần thiết khi đầu tư chứng khoán.
Không thường xuyên theo dõi tin tức, nắm bắt diễn biến thị trường
Đầu tư chứng khoán không chỉ là 3 chữ cái trên bảng điện tử; mà đằng sau đó là hàng loạt những phân tích chuyên sâu về doanh nghiệp. Từ phân tích báo cáo tài chính, hiệu quả kinh doanh, các dự án doanh nghiệp triển khai, đọc tín hiệu thị trường; thông qua bảng giá để tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lời tiềm năng nhất. Thị trường chứng khoán luôn biến động khó lường, tiềm tàng rủi ro cao. Vì vậy, mọi bước đi của NĐT đều phải được nghiên cứu và tính toán cẩn thận. Tất nhiên, để làm được điều đó, NĐT cần không ngừng bổ sung kiến thức.
Không có một kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch cụ thể
Thị trường chứng khoán được xem là “thị trường cao cấp nhất trong các thị trường”. Để tham gia thị trường chứng khoán, NĐT nhất định; phải có một kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch. Nói cách khác, trước khi rót tiền vào một cổ phiếu nào đó, NĐT nên phác thảo kế hoạch về lý do mua cổ phiếu, mục tiêu lợi nhuận và sẵn sàng lỗ bao nhiêu. Sau khi lập kế hoạch, hãy tuân thủ nghiêm túc; và chốt lời, cắt lỗ đúng với mục tiêu đề ra. Mọi diễn biến nằm ngoài kế hoạch; kể cả việc lãi nhiều hơn dự tính cũng là một rủi ro cần lưu ý.
Thiếu kiến thức – Đầu tư chứng khoán theo tin đồn
Đây là sai lầm dễ mắc phải nhất của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư chứng khoán. Thay vì bỏ thời gian để học, tìm hiểu về cách đầu tư chứng khoán hay doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư, NĐT thường thích nghe tin đồn hoặc “phím hàng” mà không có sự kiểm tra, đánh giá hay thậm chí không có kiến thức để kiểm chứng những tin đồn này.
Đầu tư chứng khoán chính là hình thức đầu tư; cần nhiều chất xám nhất trong các hình thức đầu tư. Tất cả những sai lầm được kể ra trên đây đều xuất phát từ một lý do cốt lõi là thiếu kiến thức. Để tránh những sai lầm này, NĐT cần trang bị nền tảng kiến thức vững chắc. Nếu là NĐT mới, nên tìm đến những công ty chứng khoán lớn, có đội ngũ môi giới uy tín và chuyên gia tư vấn chuyên môn cao để nhận được sự chăm sóc chuyên nghiệp, không chỉ giúp NĐT gia tăng lợi nhuận mà còn quản trị rủi ro trước những biến động của thị trường.
Tạm kết
Như vậy, 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư (NĐT) trong nước mở mới 957,215 tài khoản chứng khoán, lớn hơn tổng số tài khoản mở mới trong cả 3 năm 2018, 2019 và 2020 (837,345 tài khoản) cho thấy chứng khoán đang rất hấp dẫn và dần trở thành một kênh đầu tư phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, để chứng khoán thực sự là một kênh cất giữ tài sản; nhà đầu tư cần liên tục bổ sung kiến thức và tránh những sai lầm cơ bản trên đây. Chúc các bạn thành công!