Ngành y tế là một trong những ngành có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt với tình trạng Covid 19 hiện nay, việc cải thiện ngành y tế là rất cần kíp. Một phương án được đưa ra đó chính là áp dụng số hóa. Đây là một trong những loại công nghệ mới xuất hiện. Tuy nhiên, số hóa đã chứng tỏ được sự hữu ích của mình trong nhiều lĩnh vực. Chính vì lý do đó, nhà nước đã và đang nỗ lực mang số hóa đến với ngành y tế. Điều này hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể chất lượng ngành này. Vậy, việc áp dụng có thể diễn ra thế nào? Tác dụng của số hóa ra sao? Hãy cùng urbayer tìm hiểu qua bài viết sau.
Mục Lục
Công nghệ được áp dụng tại phần lớn bệnh viện
Thống kê của Nhà nước
Thống kê của Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế cho thấy, hiện 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Hệ thống này kết nối liên thông với hệ thống giám định thanh toán bảo hiểm y tế đạt 99,5%.
Có 20 cơ sở khám chữa bệnh đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng; Bệnh viện Đa khoa khu vực tỉnh An Giang; Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh; Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ; Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)… Có 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.
Với nội dung liên quan đến hồ sơ sức khỏe điện tử, hiện nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã bước đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục, suốt đời như Bà Rịa – Vũng Tàu; Phú Yên; Bình Dương; Thái Bình; Nam Định; Lâm Đồng; Phú Thọ; Bình Phước; Bình Thuận; An Giang; Quảng Bình…
Ghi nhận thực tế tại các bệnh viện
Theo ghi nhận thực tế của phóng viên Báo Đại Đoàn Kết trong buổi sáng ngày 28/10 tại Khoa Khám chữa bệnh Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ngay từ sáng sớm, nhiều bệnh nhân từ các tỉnh, thành đã có mặt tại đây để chờ đăng ký khám. Tại khu vực khám bệnh của bệnh viện dành cho những trường hợp thăm khám theo diện bảo hiểm y tế và những bệnh nhân khám thông thường, nhiều quầy đăng ký khám bệnh đã được bệnh viện bố trí thông thoáng, linh hoạt; tránh tình trạng tụ tập đông người.
Bên cạnh đó, nhằm giảm tải cho nhân viên y tế cũng như tạo thuận lợi cho người bệnh đến khám, bệnh viện đã lắp đặt các cây đăng ký khám bệnh tự động tại các tầng. Tại những điểm đăng ký khám bệnh tự động này sẽ có nhân viên của bệnh viện túc trực. Họ sẽ trực tiếp hướng dẫn người bệnh cách đăng ký và lấy số.
Công nghệ số hóa làm giản lược quy trình
Những thay đổi về thủ tục
Nhiều năm đưa người nhà đi khám tại Bệnh viện Bạch Mai, anh Phạm Quang Hải (Nam Định) nhận thấy thủ tục khám bệnh tại bệnh viện trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi tích cực, thuận lợi cho người bệnh đến khám.
“Đây là năm thứ 7 người nhà tôi theo khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Hai tháng một lần tôi phải đưa người nhà lên đây để khám bệnh. Thời gian gần đây thủ tục khám, chữa bệnh ở bệnh viện đã có nhiều thay đổi. Các bước đã được rút ngắn hơn, không còn tình trạng xếp hàng dãy dài chờ để đăng ký.”
“Những năm trước, mỗi lần đăng ký cho người thân khám bệnh, 4h sáng tôi đã phải đến để xếp hàng lấy số. Khi ra đến nơi thì có những người họ còn ra sớm hơn mình, ngồi vật vờ, chen nhau để chờ đến lượt đăng ký khám. Đối với những người khám theo bảo hiểm y tế hoặc theo giấy hẹn của bác sĩ cũng dễ dàng đăng ký hơn khi sử dụng phần mềm đăng ký khám tự động được đặt ở các tầng”- anh Hải chia sẻ.
Cải thiện ngành y tế
Cũng theo anh Hải, nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà thủ tục nhập viện đối với những bệnh nhân cấp cứu từ tuyến dưới chuyển lên được nhanh gọn hơn. Trước khi có quyết định chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai này, bệnh viện tuyến dưới sẽ liên hệ trực tiếp với bệnh viện tuyến trên để chuyển hồ sơ bệnh án qua hệ thống internet. Khi bệnh nhân được chuyển lên chỉ cần làm nốt các thủ tục còn lại.
Đối với khu khám bệnh theo yêu cầu, tại Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bệnh viện tuyến đầu đã triển khai thẻ khám bệnh thông minh. Thẻ khám chữa bệnh thông minh giúp cho việc đăng ký khám, chữa bệnh được thuận tiện hơn. Phần nào giảm thời gian chờ đợi, giảm thủ tục hành chính. Góp phần bảo đảm kết quả nhanh chóng. Dữ liệu bệnh nhân được lưu trữ vào hệ thống y bạ điện tử.
Công nghệ số hóa cần được tăng tốc áp dụng
Thực trạng áp dụng số hóa
Mặc dù vậy, đối với nhiều người dân, việc ứng dụng công nghệ thông tin của ngành y tế vẫn còn đang rất chậm. Anh Đỗ Mạnh Dũng, 40 tuổi (Hà Nội) chia sẻ: Đồng ý rằng hiện nay đi khám bệnh có những tiện lợi hơn trước rất nhiều, ít có tình trạng phải xếp hàng chờ từ sáng sớm. Nhưng tôi chưa hiểu ngành y tế đã ứng dụng 4.0 thế nào. Ngay việc nhỏ nhất là tôi đi khám chữa bệnh muốn quẹt thẻ, không phải dùng tiền mặt mà cũng chưa được.
Cùng với đó, tại nhiều bệnh viện, việc triển khai bệnh án điện tử vẫn chưa được như mong đợi. Người dân vẫn cần bệnh án giấy để khám, chữa bệnh.
TS.BS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E thừa nhận: “Chuyển đổi số tại Bệnh viện E chưa thực hiện được hoàn toàn để có bệnh án điện tử. Bệnh viện E đặt kế hoạch đến năm 2023 sẽ thực hiện được bệnh án điện tử. Hiện bệnh viện đã có phần mềm quản lý hồ sơ bệnh nhân, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, quản lý thuốc, kết nối với Bảo hiểm y tế và các hoạt động đào tạo. Bệnh viện vẫn áp dụng bệnh án song song với phần mềm trên máy tính và đang từng bước số hoá để đạt mục tiêu đề ra”.
Nguyên nhân của trì trệ áp dụng
Cũng theo ông Hựu, nguyên nhân chính ở đây là do cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa có sự phát triển đồng đều giữa các tỉnh. Nhiều tỉnh chưa có cơ sở hạ tầng để thực hiện số hoá. Thứ hai, phần mềm của nhiều bệnh viện chưa liên thông với nhau do các bệnh viện thuê các nhà cung cấp phần mềm khác nhau. Thứ ba, nguồn lực tài chính đầu tư cho trang thiết bị và phần mềm chưa đủ và đồng đều giữa các bệnh viện. Nhất là khi nhiều bệnh viện đã tự chủ tài chính và không còn nhận nguồn ngân sách nhà nước.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế cho hay, Bộ đang triển khai Đề án thanh toán viện phí không dùng tiền mặt. Một số bệnh viện cũng đang triển khai việc này.
“Tôi khẳng định rằng khám chữa bệnh từ xa không thể thay thế khám, chữa bệnh truyền thống. Tuy nhiên đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu ích cho hệ thống y tế. Nó sẽ giúp xoá nhoà giới hạn giữa các tuyến. Khi đó, y tế tuyến trên không còn quá tải, tuyến dưới được nâng cao trình độ, người dân được hưởng lợi, tiết kiệm chi phí đi lại” – ông Khuê nói.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin mới nhất về áp dụng số hóa trong y tế. Nhìn chung, số hóa đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, các bước triển khai số hóa còn chậm và nhiều bất cập. Nhà nước đang cố gắng khắc phục tình trạng này trong tương lai. Công nghệ số hóa hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tựu trong ngành y tế nếu được thực hiện thành công. Để tìm hiểu thêm về công nghệ, hãy tham khác các bài viết khác nhé!