Mới đây, ông lớn Vietcombank cho biết đang muốn huy động 4000 tỷ đồng thông qua trái phiếu riêng lẻ. Theo đó, hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam vừa phê duyệt xong phương án này. Quyết định được giao cho Phó Tổng giám đốc phụ trách Ban điều hành triển khai và chỉ đạo lãi suất phù hợp với điều kiện thị trường hiện tại. Khách hàng có thể mua khi trái phiếu được phát hành vào quý 4 của năm 2021. Trái phiếu sẽ có kỳ hạn tối đa là 10 năm và tối thiểu là 7 năm. Vậy thông tin cụ thể là như thế nào? Xem ngay những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Giới thiệu đôi nét về ngân hàng Vietcombank
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá; Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 02/6/2008. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Ngày 30/6/2009. Cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước. Phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực. Phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước. Đồng thời tạo những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và toàn cầu.
Ông lớn Vietcombank muốn huy động 4000 tỷ thông qua trái phiếu
Trước đó, Vietcombank đã thông báo mua lại trước hạn gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2016. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank – Mã: VCB) vừa phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2021 với khối lượng tối đa 4.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn tối thiểu 7 năm và tối đa 10 năm với lãi suất cố định hoặc thả nổi. Thời điểm phát hành dự kiến trong quý IV/2021.
HĐQT quyết định giao cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Điều hành chỉ đạo triển khai. Và quyết định lãi suất phát hành phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm phát hành. Và số lượng đợt phát hành, khối lượng và thời điểm phát hành trái phiếu cụ thể của từng đợt.
Vietcombank cũng thông báo mua lại trái phiếu trước hạn
Trước đó, Vietcombank đã thông báo mua lại trước hạn gần 4.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2016. Đây là các loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm được phát hành nhằm mục đích mở rộng nguồn vốn cho vay trung dài hạn và đa dạng hóa kênh huy động vốn của ngân hàng. Thời gian thực hiện quyền mua lại trái phiếu là trong tháng 10, 11 và 12/2021.
Số trái phiếu này được Vietcombank phát hành hồi quý IV/2016 khi đó mặt bằng lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở mức 7,2 – 7,6%/năm, trong khi đó lãi suất tại các ngân hàng lớn chỉ từ 6,5 – 6,8%/năm.
Lợi nhuận ông lớn Vietcombank tăng trong 9 tháng đầu năm
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của ông lớn Vietcombank đạt 19.311 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái với sự tăng trưởng tích cực ở hầu hết các mảng kinh doanh. Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 1,38 triệu tỷ đồng, tăng 4,4% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 11,5% đạt 936.343 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 7,4% đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 1,16%.
Đến cuối quý III, Vietcombank có hơn 21.378 tỷ đồng giấy tờ có giá lưu hành trên thị trường, không thay đổi nhiều so với cuối năm trước. Trong đó gần như toàn bộ là kỳ phiếu, trái phiếu trung và dài hạn bằng VND. Trên thị trường chứng khoán, tại phiên giao dịch sáng ngày 5/11, cổ phiếu VCB giảm 1,1% xuống mức 97.300đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình đạt hơn 1 triệu đơn vị.