Số hóa đang dần trở thành xu hướng hiện nay trong thời buổi công nghệ mới. Tại Việt Nam, việc số hóa vẫn đang được nỗ lực thực hiện. Tuy nhiên, những kế hoạch được đưa ra đang có tác dụng tương đối chậm. Để đối phó với tình hình dịch bệnh, Nhà nước đang tích cực triển khai số hóa trong việc khám chữa bệnh. Công nghệ số hóa này sẽ giúp theo dõi lịch trình di chuyển. Thêm vào đó, công nghệ này cũng sẽ giúp khoanh vùng để dập dịch dễ hơn. Hãy cùng tìm hiểu về ý tưởng số hóa này của Nhà nước qua bài viết sau của urbayer.
Mục Lục
Áp dụng số hóa đề phòng Covid
Việc đẩy mạnh công nghệ thông tin, số hóa trong lĩnh vực khám chữa bệnh phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quan trọng số một hiện nay là thực hiện phòng chống dịch COVID-19 trong bệnh viện.
Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế vừa họp với các đơn vị liên quan về triển khai số hóa trong quản lý khám, chữa bệnh. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, số hóa trong lĩnh vực khám chữa bệnh là một nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế trong giai đoạn hiên nay.
Việc đẩy mạnh công nghệ thông tin, số hóa trong lĩnh vực khám chữa bệnh phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quan trọng số một hiện nay là thực hiện phòng chống dịch COVID-19 trong bệnh viện. Ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong khám chữa bệnh để phòng chống dịch COVID-19
Tăng chất lượng khám chữa bệnh bằng số hóa
Bên cạnh đó, việc số hóa góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tăng cường quản trị hệ thống bệnh viện; hội nhập với thế giới và đáp ứng phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm”; “an toàn và hài lòng người bệnh”.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng đặt ra bài toán cho các doanh nghiệp công nghệ là phát triển hồ sơ sức khỏe cá nhân phải đảm bảo tính pháp lý, bảo mật, liên thông với hệ thống tiêm chủng, quản lý tại nhà… nhằm tiết kiệm chi phí, giảm phiền hà cho cơ sở khám chữa bệnh, người dân, doanh nghiệp.
Việc số hóa cũng đảm bảo cải cách thủ tục hành chính trong các bệnh viện như đặt lịch khám, chữa bệnh, quản lý người ra vào bệnh viện, quản lý hệ thống trong bệnh viện như quản lý thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, nhân lực…
Tiến trình áp dụng số hóa tại Việt Nam
Trong thời gian qua, việc ứng dụng cộng nghệ thông tin đã được đẩy mạnh trong phòng chống COVID-19. Từ đầu năm 2020, ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện bệnh nhân đầu tiên, Cục quản lý Khám chữa bệnh đã thành lập Trung tâm quản lý điều hành hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID-19 để đẩy mạnh hội chẩn, tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Đến nay, hàng trăm buổi hội chẩn quốc gia và họp chuyên môn trực tuyến để nâng cao công tác điều trị bệnh nhân COVID-19.
Hệ thống Telehealth
Việc ứng dụng teleheath cũng giúp hỗ trợ cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TP HCM thông qua việc Bộ Y tế phân công các Bệnh viện trung ương, các Trung tâm hồi sức COVID-19 phụ trách tư vấn, hội chẩn cho từ 3-4 bệnh viện tuyến quận, huyện.
Bên cạnh đó, hệ thống khám chữa bệnh còn đưa robot vào chăm sóc bệnh nhân; sử dụng trí tuệ nhân tạo AI; tăng cường tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, đặt lịch khám bệnh,…
Hiện hệ thống Teleheath đã có thể kết nối với hơn 1400 điểm cầu tuyến TW; tuyến tỉnh và 300 bệnh viện; Trung tâm y tế huyện. Nó góp phần giảm tải bệnh nhân không phải lên tuyến trên. Đồng thời giải đáp nhiều câu hỏi cho bệnh nhân và cán bộ y tế. Giúp thu hẹp khoảng cánh giữa tuyến trên, tuyến dưới và tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Tổng kết
Trên đây là những thông tin về việc áp dụng số hóa trong y tế tại Việt Nam. Trong tương lai, công nghệ này hứa hẹn sẽ cải thiện ngành y tế một cách đáng kể. Mong rằng những thông tin chúng tôi tổng hợp được sẽ cung cấp những kiến thức cần thiết cho các bạn. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác, hãy tham khảo các bài viết dưới đây.