Vì dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng nên việc tiêu thụ rươi trong nước cũng suy giảm. Do đó, nhiều thương lái ở Hải Dương đã chuyển hướng sang việc xuất khẩu rươi sang Trung Quốc. Rươi chính là một trong những loại thủy sản mang lại nguồn thu nhập cao cho Hải Dương, có năm lợi nhuận lên đến vài chục tỷ. Việc mở rộng xuất khẩu rươi hứa hẹn sẽ giúp cho người dân có nguồn thu nhập cao hơn. Điều này sẽ bù đắp lại phần lỗ vì ảnh hưởng của dịch Covid 19 đến Việt Nam một cách nặng nề. Xem ngay bài viết để có những thông tin hữu ích về thị trường xuất khẩu rươi của Việt Nam nhé!
Mục Lục
Tìm hiểu về con rươi
Con Rươi hay còn gọi với một cái tên khác: “Rồng đất”. Đây là một loại loại động vật còn khá mới mẻ trong tiềm thức của người dân. Con Rươi thực chất là là một loài sinh vật thuộc họ giun. Có nhiều tơ và nhiều chân, đa dạng về loài. Chúng chủ yếu sống ở vùng nước lợ và các con sông hay có thủy triều lên xuống. Loài rươi sống ở vùng nước mặn gọi là rươi biển. Rươi thường biết đến là loài đặc sản hiếm có; khó tìm với hương vị thơm ngon, mang nhiều giá trị về ẩm thực và dinh dưỡng, văn hóa và kinh tế…
Thị trường rươi trong nước bị ảnh hưởng do Covid-19
Thị trường tiêu thụ rươi trong nước bị thu hẹp do dịch bệnh Covid-19. Nhiều thương lái đã tìm hướng xuất khẩu loại đặc sản “trời cho” này sang thị trường Trung Quốc; mang lại giá trị cao. Theo ghi nhận của phóng viên, trong những ngày cuối tháng 10; các ruộng rươi của người nông dân Tứ Kỳ (Hải Dương) bắt đầu có hiện tượng “rươi nổi”, cho thu hoạch. Mùa rươi năm nay, người dân cho biết mẫu mã của rươi rất đẹp, to tròn và nhiều bột. Tuy nhiên, do thời tiết xấu, mưa nhiều kéo dài. Nên người nông dân cũng lo lắng sản lượng năm nay sẽ bị sụt giảm so với các năm.
Mẫu mã của con rươi năm nay ở các ruộng rươi huyện Tứ Kỳ, Hải Dương có mẫu mã đẹp. Rươi to, tròn và khỏe khoắn. “Nhà tôi có hơn một mẫu rươi bắt đầu cho thu hoạch. Như năm ngoái chỉ riêng một mùa rươi chính vụ. Gia đình tôi đã có thu nhập hơn 200 triệu đồng với tổng sản lượng hơn 6 tạ rươi. Năm nay sản lượng có lẽ sẽ không cao nhưng giá rươi thu mua tại ruộng đang ở mức cao hơn so với các năm. Từ 500.000 đồng – 600.000 đồng/ kg”, anh Vũ Văn Tân, một nông dân huyện Tứ Kỳ, Hải Dương cho biết.
Người dân mở rộng xuất khẩu rươi sang Trung Quốc
“Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19; mà thị trường tiêu thụ rươi trong nước cũng đang bị thu hẹp. Toàn xã An Thanh có 137 ha rươi đã cho thu hoạch nhiều năm qua. Diện tích này hiện nay đã được mở rộng thêm hơn 250 ha, mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Để giải quyết bài toán đầu ra, địa phương cũng đã liên kết với các doanh nghiệp thu mua rươi để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch”. Ông Phạm Xuân Luận, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Thanh chia sẻ.
Khi rươi bắt đầu nổi nhiều, người dân chong đèn trong đêm để thu hút con rươi. Tháo cống nước ở ruộng rươi và căng lưới để đánh bắt. “Đây là năm thứ 2 chúng tôi bắt đầu xuất khẩu rươi ra thị trường nước ngoài. Chủ yếu là Trung Quốc. Bên phía Trung Quốc đánh giá rất cao sản phẩm con rươi của Tứ Kỳ. Giá cả cho bà con nông dân khi xuất khẩu sang thị trường này rất tốt. Hiện nay thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn với loại thủy sản này, xuất khẩu được bao nhiêu là bên đó lấy hết bấy nhiêu”, bà Đào Thu Hà, Giám đốc đơn vị xuất khẩu rươi đi Trung Quốc cho biết.
Tháng 9 âm lịch hàng năm là thời điểm thu hoạch rươi
Sau khi vớt rươi lên bờ, chủ ruộng rươi đóng thùng xốp và tưới nước lạnh để bảo quản trong lúc chờ thương lái đến thu mua tại ruộng. Cuối tháng 9 âm lịch hàng năm là thời điểm người dân Hải Dương bắt đầu thu hoạch con rươi để bán. Mùa rươi sẽ kéo dài đến hết tháng 11 Âm lịch hàng năm, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân vùng ven sông Thái Bình.