Việc số hóa đang trở nên ngày càng phổ biến hiện nay. Công nghệ số hóa có rất nhiêu công dụng như theo dõi, bảo tồn, lưu trữ dữ liệu. Chính những tính năng đó khiến việc số hóa thông tin trở nên cần thiết. Đặc biệt trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Đây là những giá trị đáng quý cần được bảo tồn cho thế hệ sau. Một trong những đối tượng được kế hoạch số hóa hiện nay chính là số hóa các tư liệu Hán – Nôm. Vậy quá trình triển khai số hóa đang diễn ra thế nào? Hãy cùng urbayer tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
Việc số hóa tư liệu Hán – Nôm được triển khai
Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với UBND xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) tổ chức khai mở Hòm bộ sắc phong để số hóa các tư liệu Hán – Nôm quý đang lưu giữ tại địa bàn thôn Bao La. Có 7 dòng họ của địa phương đã khai mở Hòm bộ sắc phong. Số trang tài liệu số hóa khoảng gần 1.000 trang. Bao gồm: Sắc phong; văn bản địa chính; văn tế; hương ước của làng và các họ tộc…
Công tác số hóa tư liệu Hán – Nôm cũng được thực hiện tại các thôn khác của xã Quảng Phú. Bao gồm Xuân Tùy; Bác Vọng Đông; Nho Lâm; Nghĩa Lộ… đến hết ngày 30.10. Tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi còn lưu giữ nhiều tư liệu Hán – Nôm quý giá có từ thời Lê đến thời Nguyễn. Phần lớn chúng được lưu giữ trong các thôn; họ tộc hay tư gia các gia đình hoàng tộc triều Nguyễn. Ngoài một số thất lạc, hư hỏng do chiến tranh, thiên tai. Đã có không ít tài liệu Hán – Nôm quý bị mối mọt hủy hoại do không có điều kiện bảo quản.
Những khó khăn hiện nay của việc số hóa
Hạn chế về ngôn ngữ Hán – Nôm cũng ảnh hưởng đến quá trình xác định thứ tự ưu tiên số hóa vốn tư liệu có giá trị so với các tư liệu khác. Hiện nay, số người có khả năng đọc được các tư liệu Hán – Nôm không nhiều. Ít người trẻ quan tâm tới việc nghiên cứu nguồn tư liệu này. Vì nên việc bảo tồn, phát huy di sản Hán – Nôm sẽ ngày một khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi phải dành nguồn ngân sách đào tạo nhân lực chuyên ngành Hán – Nôm, kinh phí cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật…
Tác dụng của số hóa tư liệu
Việc số hóa nhằm gìn giữ và bảo tồn nguồn tư liệu Hán – Nôm quý hiếm được lưu trữ tại mỗi làng, tư gia nói riêng; bảo quản, phục hồi và phát huy giá trị tài liệu Hán – Nôm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. Sau gần 13 năm (giai đoạn từ 2009 – 2021), Thư viện Tổng hợp tỉnh đã sưu tầm, số hóa tài liệu Hán – Nôm tại 14 phủ đệ; 164 làng, đền thờ, nhà vườn; hơn 610 họ tộc trên địa bàn tỉnh.
Trong đó đã sưu tầm, số hóa trên 300 ngàn trang tài liệu Hán – Nôm có giá trị, ý nghĩa lịch sử. Nguồn tài liệu sau khi số hóa, tuyển dịch sẽ được lưu giữ tập trung, đồng thời cung cấp phản hồi thông tin cho các dòng họ để cập nhật, lưu giữ; tiếp tục bổ sung nguồn tài liệu theo đúng quy định trong nghiên cứu lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế của địa phương.