Trước ngày Tết vài ngày, sau khi mỗi hộ gia đình dọn dẹp bàn thờ tổ tiên, họ bắt đầu bày mâm ngũ quả lên bàn thờ để chuẩn bị đón năm mới. Theo quan niệm của người Việt, ngày đầu năm mới khi bày lên bàn thờ một mâm ngũ quả luôn tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc và may mắn. Mâm ngũ quả ngày Tết dùng để dâng cúng ông bà tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình. Mâm ngũ quả còn tượng trưng cho các yếu tố của ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ tạo thành vũ trụ trong quan niệm của người Việt Nam, đặc biệt là văn hóa Á Đông. Sau đây là cách trưng bày mâm ngũ quả ngày Tết trên bàn thờ hợp phong thủy mà chúng tôi muốn chia dẻ đến bạn.
Mục Lục
Mâm ngũ quả ngày Tết
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình lại tất bật chuẩn bị cành đào, cây quất, câu đối đỏ, bánh chưng xanh,… và tất nhiên không thể thiếu là mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Trong văn hóa truyền thống của người Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên luôn được đặc biệt coi trọng. Chính vì vậy, bàn thờ ngày Tết luôn là nơi trang trọng nhất. Từ xưa mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ trong mỗi gia đình dịp tết.
Trong buổi nói chuyện tại Không gian văn hóa Hanoia với chủ đề “Bàn thờ ngày Tết và những bài khấn Gia Tiên”, nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Xuân Cường (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam) và họa sĩ Nguyễn Mạnh Đức đã hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy, đẹp mắt và mang lại may mắn trong năm mới.
Theo đó, vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày biện mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ. Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là nải chuối xanh được đặt dưới cùng, ở giữa là quả bưởi, rồi điểm xuyến những quả quất, quýt xung quanh.
Cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy
Ngày nay nhiều gia đình chọn cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy với quan niệm đón thêm tài lộc trong năm mới.
Thông thường mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có màu sắc khác nhau. Sở dĩ chọn số 5 là vì từ xưa ông cha ta đã quan niệm Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh là những điều quý giá và luôn mong mỏi đạt được 5 điều này trong năm mới.
Ngoài ra trên mâm ngũ quả, người ta thường chọn 5 loại quả tương ứng với 5 màu sắc của các hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ, tượng trưng cho mong ước được ngũ phúc: “Giàu có, sang trọng, sống lâu, khỏe mạnh, bình yên”.
- Màu đỏ tượng trưng cho hành Hỏa, thường là các loại quả: Hồng, táo tây, thanh long…
- Màu trắng tượng trưng cho hành Kim. Người Việt hay chọn roi, mận hoặc lê,…
- Những loại quả như chuối xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, quả na, sung, dừa; dưa hấu… tượng trưng cho hành Mộc.
- Với hành Thổ có thể chọn những loại quả có màu nâu, nâu đất hay vàng như xoài chín; bưởi, phật thủ chín, quýt vàng, cam vàng…
- Màu đen tượng trưng cho hành Thủy; có thể chọn những loại quả như nho đen hoặc các quả có màu tối, sậm.
Sự khác biệt trong mâm ngũ quả của miền Bắc và miền Nam
Về cách chọn số lẻ trong mâm ngũ quả ngày nay vẫn được chuộng ở miền Bắc. Còn ở miền Trung và miền Nam thì lẻ cũng tốt. Nhưng chú trọng hơn đến ý nghĩa của các loại quả.
Nếu người miền Bắc chuộng chuối; thì người miền Nam lại kỵ vì phát âm từ này giống Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được. Hay lê, táo, cam; quýt cũng không được nhiều người miền Nam dùng để bày mâm ngũ quả.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc. Tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà. Và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn. Nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: Mâm ngũ quả chỉ bày quả; không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là để nải chuối dưới cùng; lấy các trái cây khác đỡ thế phía dưới. Quả bưởi đặt giữa nải chuối. Sau đó cài xen các loại quả hồng, cam, quýt…