Trong hai năm gần đây, nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam đang trở nên chậm phát triển do ảnh hưởng của dịch bệnh. Điều đó đã khiến cho cuộc sống người dân trở nên khó khăn hơn nên nhu cầu vay tiêu dùng của người dân Việt Nam tại các ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng. Những thương vụ mua bán vốn ngân hàng ở các công ty tài chính diễn ra một cách nhộn nhịp. Đặc biệt khi mà, hàng loạt ngân hàng lớn của Việt Nam là SHB, MSB, TPBank đã lần lượt thay nhau bán vốn cho các Công ty tài chính SHB Finance, FCCOM và Tập đoàn tài chính Sumitomo.
Mục Lục
SHB thoái vốn tại SHB Finance cho Krungsri
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa ký thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại Công ty tài chính SHB Finance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan. Krungsri là thành viên chiến lược thuộc Tập đoàn MUFG – Nhật Bản. Theo đó, SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri. SHB sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm. SHB cho biết thỏa thuận đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của ngân hàng.
Điều đó nâng cao năng lực tài chính và vị thế của SHB. Việc hợp tác chiến lược giữa hai ngân hàng có quy mô và vị thế top 5 tại Việt Nam. Thái Lan cũng sẽ mở ra cơ hội phát triển mang tầm khu vực. Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT SHB, cho hay sau thời gian chọn lựa và đàm phán. SHB đã tìm được một đối tác phù hợp. SHB cũng có một chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng. Nó góp phần mang lại giá trị cộng hưởng trên nhiều khía cạnh như trình độ quản trị; công nghệ; nâng cao năng lực tài chính; phát triển khách hàng, sản phẩm; mở rộng…
Krungsri là tập đoàn tài chính lớn thứ 5 tại Thái Lan về tổng tài sản, dư nợ, tiền gửi. Trong đó, tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) nắm giữ 76,88% vốn. MUFG được biết đến là tập đoàn tài chính lớn nhất Nhật Bản. Đây là một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới. MUFG cũng đã có nhiều kinh nghiệm hoạt động tại thị trường Việt Nam. Đây là cổ đông chiến lược sở hữu 20% vốn tại một ngân hàng lớn trong nước của Việt Nam.
Ngân hàng MSB bán vốn tại Công ty tài chính FCCOM
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam là ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy phép thành lập đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập năm 1991 tại thành phố Hải Phòng. Hiện nay, ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng đang xúc tiến kế hoạch bán vốn. Sự kiện đó được diễn ra tại Công ty tài chính FCCOM.
Thông tin tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích và nhà đầu tư mới đây. Ông Nguyễn Hoàng Linh là Tổng Giám đốc MSB cho biết. Ngân hàng sẽ bán toàn bộ công ty tài chính FCCOM, thay vì bán 50% như kế hoạch trước đây. Hiện tại, 2-3 đối tác đang làm việc với ngân hàng để trao đổi về thương vụ này. Dự kiến, MSB sẽ hoàn tất bán vốn trong năm 2022. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào việc cấp phép của Ngân hàng Nhà nước.
VPBank bán vốn cho Tập đoàn tài chính Sumitomo
Nhu cầu vay tiêu dùng ở Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng cao khiến những thương vụ Tài chính – Ngân hàng mua bán vốn diễn ra nhộn nhịp. Điều đó đã khiến cho hàng loạt ngân hàng bán vốn cho các công ty tài chính. Trước đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) ký kết thỏa thuận với Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui. Ngân hàng để bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit. Việc này đem về cho ngân hàng này xấp xỉ 1,4 tỉ USD.
Đây là thương vụ bán vốn lớn nhất từ trước đến nay. Theo các chuyên gia, hơn 10 năm phát triển, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ngày càng cho thấy tiềm năng. Thị trường còn rất nhiều dư địa tăng trưởng. Quy mô dân số hơn 98 triệu người. Dân số trẻ ở độ tuổi trung bình 32,9 tuổi. Dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỉ đồng. Nó chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế. Nó cũng tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012.
Trong năm 2021, nhiều chuyên gia dự báo nhu cầu vay tiêu dùng khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao. Nhu cầu vay tiêu dùng có thể tăng khoảng 13-15%. Đây là lý do thời gian qua, rất nhiều ngân hàng trong nước đã nhiều lần hé lộ kế hoạch “săn tìm”. Họ mua lại công ty tài chính. Ở chiều ngược lại, các nhà đầu tư nước ngoài cũng cho thấy sự quan tâm đặc biệt tới thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam. Do đó, những thương vụ mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực này sẽ còn sôi động thời gian tới.