Bạn đã bao giờ nghe đến loại tiền kỹ thuật số NEAR chưa? Đây là một loại tiền xuất phát từ tự án blockchain Near Protocol. Dự án này được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư tiền kỹ thuật số dự báo rằng rất có tiềm năng. Chính vì vậy có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm và muốn tìm hiểu về loại Coin mới này. Mặc dù nó có tiềm năng nhưng ta cũng không nên chọn cách đầu tư ngay. Thay vào đó vẫn phải nghiên cứu thật kỹ, để ý xem cần phải quan tâm gì trước khi đầu tư. Trong bài viết này, urbayer sẽ giúp các bạn tìm hiểu về loại coin này cũng như cần chú ý gì trước khi đầu tư nhé.
Mục Lục
Tìm hiểu về dự án blockchain NEAR
Dự án blockchain Near Protocol (NEAR) được chuyên gia đánh giá khá tốt. Tuy vậy, nhà đầu tư ngắn hạn đồng tiền này vẫn không tránh được rủi ro từ các đợt điều chỉnh. Gần đây, đợt tăng trưởng của đồng Near Protocol (NEAR) đã thu hút sự chú ý của người dùng. Nhiều nhà đầu tư Việt mong đợi đợt bùng nổ giá của đồng tiền mã hóa này. Tuy vậy, đầu tư vào NEAR cũng có những rủi ro nhất định.
Theo mô tả của dự án, Near Protocol là nền tảng giúp xây dựng các ứng dụng phi tập trung trên trình duyệt. Đồng NEAR được phát triển trên thuật toán đồng thuận (Proof Of Stake – PoS), được gọi là Nightshade. Khác với Bitcoin, khi khai thác NEAR thông qua cơ chế PoS; người dùng không cần sử dụng phần cứng để xác minh giao dịch.
Mô hình này cho phép người nắm giữ NEAR khóa coin trên nền tảng và nhận lãi suất. Nói một cách dễ hiểu, cơ chế này tương tự việc gửi tiết kiệm và nhận lãi theo kỳ hạn. Thuật toán đồng thuận còn giúp giảm thiểu các tác động gây hại của việc khai thác tiền số đến môi trường.
NEAR là loại token tiện ích. Nó cho phép người dùng trả phí giao dịch và lưu trữ dữ liệu trên nền tảng. Đồng thời, người nắm giữ cũng có thể dùng NEAR để tham gia quản trị hệ sinh thái này.
Tiềm năng của Near Protocol
Thông tin từ CoinMarketCap cho biết nguồn cung tối đa của NEAR là 1 tỷ đơn vị. Hiện có khoảng 532,5 triệu đồng NEAR đang được lưu hành trên thị trường. Tổng cung của dự án được phân bổ theo tỷ lệ gồm 17,6% cho đối tác, 17% tài trợ cho cộng đồng, 14,5% cho cộng tác viên, 13,3% để xây dựng hệ sinh thái ban đầu, 11,5% dành cho khoản tài trợ cho các hoạt động, 10% để bán cho cộng đồng, 10% dành cho quỹ quyên tặng, số còn lại dành cho các quỹ đầu tư nhỏ lẻ.
Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Thế Vinh, CEO và đồng sáng lập Coin98 Finance nhận định Near Protocol là một dự án blockchain thế hệ mới, được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia lớn. “Xét về kiến trúc, Near Protocol không sử dụng lại mã nguồn từ bất cứ blockchain nào trước đó. Đồng thời, có nhiều công nghệ và ý tưởng hay được khai thác bên trong hệ sinh thái này”, ông Vinh nhận xét.
Biến động giá đồng NEAR qua các đợt điều chỉnh Bitcoin
Hiện tại, các kênh thông tin của NEAR thu hút lượng lớn người theo dõi. Trang Twitter của Near Protocol có hơn 170.000 lượt theo dõi, cộng đồng quốc tế đầu tư NEAR trên Telegram có gần 34.000 người tham gia.
Riêng tại Việt Nam, các hội nhóm đầu tư đồng NEAR có hàng chục nghìn người dùng quan tâm. Cụ thể, cộng đồng Near Protocol Việt Nam hiện thu hút gần 30.000 thành viên. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của NEAR trong nhiều tháng qua cũng là điều khiến nhiều nhà đầu tư Việt quan tâm.
Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, sau cú sập của thị trường tiền mã hoá hồi đầu tháng 5, đồng NEAR đã giảm về mức 1,5 USD, nhiều nhà đầu tư bị chia tài sản khi mua loại coin này trước đó 2 tháng. Một số trường hợp, tài khoản đầu tư NEAR chia hơn 3 lần vốn. Sau khoảng 5 tháng tăng trưởng liên tục, đồng NEAR lập đỉnh mới ở mốc 13 USD, tương đương mức tăng khoảng 8 lần nhưng ngay sau đó quay lại mốc 10 USD.
NEAR có đợt tăng trưởng vượt bậc so với loại coin khác như DOT, ADA, chỉ đứng sau Solana (SOL). Chia sẻ với Zing, quản trị viên của một cộng đồng đầu tư tiền số tại Việt Nam, ông Đào Hoàng Vạn Lý, cho biết bản thân bị thu hút vì mức tăng trưởng của đồng NEAR.
Nhận định về mức tăng trưởng của đồng NEAR
“Theo nhận định cá nhân của tôi, NEAR tăng trưởng khá tốt. Qua lộ trình của dự án, tôi thấy đây là một loại coin có tiềm năng. Tôi nghĩ NEAR sẽ còn tăng trưởng đến khi hoàn thiện hệ sinh thái. Ngoài ra, dự án này có nhiều quỹ đầu tư lớn hậu thuẫn. Vì vậy, tôi mua NEAR và nắm giữ dài hạn với kỳ vọng vốn hóa của đồng tiền số này sẽ vươn lên vị trí thứ 10 trong thị trường”, ông Lý cho biết.
Thông tin từ trang chủ của Near Protocol cho thấy dự án này được nhiều quỹ lớn đầu tư vào. Danh sách này có sự xuất hiện của các quỹ có tiếng như a16z, Coinbase Ventures, Arrington XRP Capital… Trả lời Zing, ông N.Đ.H., nhà đầu tư cá nhân ngụ tại TP.HCM cho biết bản thân thường đầu tư theo các quỹ lớn trong thị trường coin để giảm bớt rủi ro.
“Tôi thường tìm hiểu về các quỹ lớn và đầu tư theo họ. Trong thị trường tiền số, tôi thấy việc mua coin theo các quỹ lớn khiến bản thân an tâm hơn. Đồng thời, lĩnh vực đầu tư là hoàn toàn rủi ro nên tôi chỉ dùng tiền ‘nhàn rỗi’ để tham gia vào thị trường”, ông H. nói.
Cần để ý đến những rủi ro nào?
Thị trường dễ dàng lay động
So với chứng khoán, thị trường tiền mã hoá thường có biến động mạnh. Các loại tiền mã hoá có thể giảm giá sâu khi Bitcoin bị bán tháo.
Tương tự đợt sập hồi đầu tháng 5, khi Bitcoin giảm giá xuống khoảng 32.000 USD; các đồng coin khác cũng giảm giá đáng kể. Vào thời điểm đó, trong 24 giờ, giá Ethereum giảm 10,3%, Dogecoin giảm 13,3% và Solana đã giảm đến 18,7%. Khi thị trường “sập”, nhà đầu tư thường bị ảnh hưởng đến tâm lý. Điều này dẫn đến việc “cắt lỗ” khoản tài sản này. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư tiền số chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.
Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Thế Vinh cho rằng việc đầu tư tiền mã hóa luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. “Bên cạnh giá trị mà dự án blockchain mang lại, giá các loại tiền số đều biến động theo thị trường, đặc biệt là Bitcoin. Việc đầu tư vào NEAR cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng trên. Dù vậy, khả năng dự án này lừa đảo là khá thấp”, ông Vinh cho biết.
Theo ông Đào Hoàng Vạn Lý, việc đầu tư ngắn hạn (trade) vào NEAR cũng tiềm ẩn rủi ro. Khi Bitcoin “sập”, đồng NEAR cũng sẽ giảm giá theo thị trường.
NEAR có nhiều đối thủ mạnh
Trên thị trường hiện có nhiều dự án được xem là “đối thủ” của NEAR. Trong đó, loại coin của dự án Solana (SOL) cũng đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư Việt. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, sau cú sập của thị trường hồi đầu tháng 5, đồng SOL đã lập đỉnh mới hôm 4/11. Tính từ tháng 5, giá Solana đã tăng trưởng gần 11 lần.
Bên cạnh đó, NEAR được nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam so sánh là “đối thủ” của bản nâng cấp Ethereum 2.0. Bởi nó có tốc độ xử lý giao dịch nhanh và có phí rẻ hơn Ethereum 10.000 lần.